Quy định mới về quản lý chất thải nhựa

Sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy sử dụng và thải bỏ ngày càng gia tăng. Để hạn chế Luật bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng đã quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Quy định mới về quản lý chất thải nhựa

Tăng cường quản lý chất thải nhựa

Theo Báo cáo Chương trình giám sát và đánh giá rác thải nhựa ở bờ biển Việt Nam năm 2020 của Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng CTR xả ra biển nhiều nhất trên thế giới (trong số 20 quốc gia được nghiên cứu), mỗi năm, lượng CTR thải ra biển khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa đại dương. Chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông khó phân hủy.

Điều đáng nói là, với lượng chất thải nhựa (CTN) thải ra môi trường lớn như vậy, nhưng việc phân loại, thu gom, tái chế và xử lý CTN còn hạn chế, chỉ có khoảng 11 – 12 % lượng CTN, túi ni lông được xử lý, tái chế theo đúng quy định, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra môi trường. Trong khi, CTN phát sinh từ sinh hoạt, tiêu dùng của người dân thì hầu hết chưa được phân loại tại nguồn, CTN và túi ni lông được thu gom từ hộ gia đình, chợ, khu vực công cộng được vận chuyển và xử lý cùng với chất thải rắn (CTR) sinh hoạt.

Nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã dành 01 điều (điều 73) quy định: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.

Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.

Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái.

Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Tin tức liên quan

Nhựa Đen – Bí Mật Về Loại Nhựa Khác Biệt Nhất Trong Ngành Công Nghiệp Nhựa

Nhựa đen được sản xuất từ việc kết hợp các polymer cơ bản như polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS) với sắc tố carbon đen – một loại sắc tố...
 

Nhựa PVC - Bí mật đằng sau mọi ứng dụng cuộc sống

Khi nhắc đến nhựa PVC, không phải ai cũng biết rằng loại vật liệu này đã âm thầm "thống trị" cuộc sống chúng ta suốt hơn 100 năm qua! Từ những công trình...
 

Vai trò của nhựa trong ngành điện và điện tử

Nhựa là vật liệu phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả ứng dụng điện tử. Các loại nhựa dùng trong thiết bị điện tử, đặc biệt là vỏ...
 

Hạt nhựa màu – thành phần và mục đích sử dụng của hạt nhựa màu là gì?

Hạt nhựa màu là gì? Hạt nhựa màu (color masterbatch), còn được hiểu là chất tạo màu cho nhựa, là hạt nhựa được sử dụng chủ yếu để tạo màu cho sản...
 

Bột màu nào "chiến" tốt trong làng sản xuất nhựa?

Trong lĩnh vực sản xuất nhựa, việc sử dụng bột màu là yếu tố quan trọng để tạo ra màu sắc và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Hai loại bột màu chính...
 

Acid Stearic - Chuyên gia định hình vẻ đẹp nến

Acid Stearic - nguyên liệu "vàng" góp phần tạo nên những cây nêu hoàn hảo. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích mục đích và ứng dụng của Acid Stearic trong...